0

Cẩm nang sử dụng thuốc giảm căng thẳng | Safe and Sound

Trong nhịp sống hối hả và nhộn nhịp của cuộc sống hiện đại, căng thẳng thần kinh đã trở thành “người bạn” đồng hành quen thuộc, ảnh hưởng đến cả sức khỏe tinh thần và thể chất của rất nhiều người. Qua bài viết này, bác sĩ tâm lý Safe and Sound sẽ giúp bạn khám phá cẩm nang sử dụng thuốc giảm căng thẳng thần kinh, như: các loại thuốc, thời điểm cần sử dụng, các tác dụng phụ tiềm ẩn,…

Phí Thuỳ Linh | Cử nhân Y tế Công cộng – Viện tâm lý và sức khoẻ tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khoẻ Cộng đồng và Phát triển

1. Căng thẳng thần kinh là gì?

Bác sĩ tâm lý chia sẻ rằng, căng thẳng thần kinh là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước các áp lực, nguy hiểm hoặc lo lắng. Nó có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau, bao gồm lo lắng tăng cao, bồn chồn và khó tập trung.

Ảnh 1: Căng thẳng thần kinh là phản ứng tự nhiên

Dưới tác động của cảm xúc tiêu cực như cực lo sợ, căng thẳng thần kinh có thể gây ra nhiều tác động không mong muốn cho cơ thể, bao gồm tăng nhịp tim, tăng huyết áp,… và nhiều biểu hiện khác. Ngoài ra, nếu bạn thấy căng thẳng thần kinh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mình thì việc tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ tâm lý, chuyên gia tâm lý sẽ là một lựa chọn hữu ích.

2. Các loại thuốc làm giảm căng thẳng thần kinh

- Thuốc an thần (Thuốc ngủ): Những loại thuốc này, bao gồm các thuốc benzodiazepin và non-benzodiapine, hoạt động bằng cách làm dịu hệ thần kinh trung ương, gây buồn ngủ, giúp giảm nhanh chóng căng thẳng thần kinh hoặc lo lắng cấp tính. Thường được các bác sĩ tâm lý chỉ định dùng trong thời gian ngắn giai đoạn đầu cấp tính hoặc chờ đợi tác dụng điều trị của các thuốc chống trầm cảm hoặc chống lo âu, vì có nguy cơ gây phụ thuộc.

- Thuốc chống trầm cảm: Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) và thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRI) thường được bác sĩ tâm lý kê đơn để kiểm soát và giảm căng thẳng thần kinh mãn tính, điều trị trầm cảm, lo âu. Chúng điều chỉnh các chất dẫn truyền thần kinh trong não, cải thiện tâm trạng và giảm lo lắng.

- Thuốc chẹn beta: có tác dụng ngăn chặn adrenalin gắn vào thụ thể beta (thụ thể thuộc hệ thần kinh giao cảm) ở các cơ quan như tim, mạch máu, kiểm soát phản ứng căng thẳng “chiến đấu hay bỏ chạy” của cơ thể. Các thuốc này không có hiệu quả điều trị nguyên nhân mà chỉ giúp giảm nhẹ một số triệu chứng thể chất khi căng thẳng thần linh kéo dài, lo âu như hồi hộp, tăng nhịp tim, đổ mồ hôi, run rẩy, đỏ bừng mặt, bác sĩ tâm lý chia sẻ.

- Một số loại thuốc có tác dụng chống lo âu khác như buspirone cũng thuộc nhóm thuốc giảm căng thẳng thần kinh.

3. Khi nào nên cân nhắc dùng thuốc giảm căng thẳng thần kinh?

Bác sĩ tâm lý sẽ cân nhắc cho bạn dùng thuốc giảm căng thẳng thần kinh khi:

- Các triệu chứng căng thẳng đang ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày: giảm tập trung, hay quên, giảm năng suất học tập và làm việc so với trước,…

Ảnh 2: Dùng thuốc khi căng thẳng ảnh hưởng đến cuộc sống

- Các biện pháp can thiệp không dùng thuốc không mang lại hiệu quả.

- Nguyên nhân căng thẳng được xác định có thể do các rối loạn tâm thần gây ra như lo âu, trầm cảm, ám ảnh cưỡng chế,…

- Cần giải quyết căng thẳng và lo âu cấp trong lúc chờ đợi hiệu quả của các liệu pháp khác, ví dụ như mất ngủ nặng, hoảng loạn nghiêm trọng đến mức không thể làm bất cứ việc gì,…

4. Tác dụng phụ tiềm ẩn của thuốc giảm căng thẳng thần kinh

Mặc dù thuốc có thể có lợi nhưng điều cần thiết là phải nhận thức được các tác dụng phụ của nó. Và tuỳ theo từng loại thuốc giảm căng thẳng thần kinh mà bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như:

- Buồn ngủ hoặc mệt mỏi: Một số loại thuốc có thể gây buồn ngủ, ảnh hưởng đến sự tỉnh táo và tập trung.

- Các vấn đề về đường tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, khó tiêu, táo bón,

- Sự phụ thuộc: Đặc biệt, các thuốc benzodiazepin có thể dẫn đến sự phụ thuộc nếu sử dụng trong thời gian dài.

- Giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương hoặc xuất tinh

Nếu gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng thuốc giảm căng thẳng thần kinh, hãy trao đổi và tham khảo ý kiến của bác sĩ tâm lý để điều chỉnh và thay thế phù hợp.

Sử dụng thuốc giảm căng thẳng thần kinh chỉ là một trong những cách để lấy lại sự cân bằng trong tâm trí.  Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc giảm căng thẳng thần kinh khi không có sự đồng ý của bác sĩ, tránh lệ thuộc vào thuốc và gây nghiện. Vì vậy, hãy thử những phương pháp không dùng thuốc trước và luôn tham khảo ý kiến bác sĩ tâm lý nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào bạn nhé.

Xem thêm:

Bóng giảm căng thẳng - Stress toy này có hiệu quả không?

Giảm căng thẳng ngay lập tức trong 10 phút, bạn đã thử chưa?

6 thực phẩm hỗ trợ giảm căng thẳng thần kinh

: Cẩm nang sử dụng thuốc giảm căng thẳng | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound